Doanh nghiệp cần làm gì “Hậu” Covid?

Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với kinh tế Việt Nam. Trong lúc này, phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên số một, song việc dự kiến các kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển sau khi dịch bệnh được khống chế cũng rất cần thiết.

Doanh nghiệp cần làm gì “Hậu” Covid?

  1. Thiết lập sự linh hoạt đối với lực lượng lao động

- Bằng việc tăng cường các hình thức remote working, áp dụng hợp đồng lao động linh hoạt và lực lượng freelancer, các doanh nghiệp có thể chủ động hơn với kế hoạch nhân sự của mình.

- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính phủ, như tại Việt Nam, được nới lỏng.

- Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời cũng khuyến khích doanh nghiệp đánh giá bốn lĩnh vực sau trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: Sức khỏe và An toàn, Loại hình công việc, Tài chính (Chi phí và doanh thu) và Nhu cầu của nhân viên. 

  1. Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng tinh gọn

- Doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tìm kiếm nhà cung cấp từ các nguồn gần hơn về mặt địa lý để tránh bị gián đoạn khi có biến động địa chính trị.

- Triết lý quản trị và phương thức vận hành tối ưu hóa bằng cách LOẠI BỎ LÃNG PHÍ và LIÊN TỤC CẢI TIẾN để GIẢM THIỂU CHI PHÍ GIÁ THÀNH (vốn, đầu vào: nhân lực, trang thiết bị, mặt bằng, nguyên vật liệu, thông tin) và GIA TĂNG TỐI ĐA GIÁ TRỊ (lợi nhuận, đầu ra: năng suất, chất lượng, an toàn, nhu cầu khách hàng, …) – “Do more and more with less and less” - bên cạnh việc phát triển bền vững và tin tưởng tôn trọng người lao động. Tóm tắt theo hình dưới đây:

  1. Chuẩn bị phục vụ một thế hệ khách hàng mới

Các doanh nghiệp cần tăng tốc quá trình số hóa, tạo điều kiện để khách hàng giao tiếp với mình qua các kênh truyền thông số. Ngoài ra, việc tận dụng tối qua dữ liệu khách hàng thu thập được cũng gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Gia tăng năng lực tài chính

- Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp là khả năng điều hành các chính sách tài chính, sử dụng thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó, nhằm đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng tăng cường giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để nâng cao năng lực qunr trị tài chính trong doanh nghiệp tức đòi hỏi phải thực hiện tốt các vấn đề sau :

- Nâng cao năng lực tài chính của cán bộ công nhân viên.

- Ra quyết định tài chính kịp thời, chính xác.

- Thường xuyên lập kế hoạch tài chính

- Quản lý nguồn vốn có hiệu quả

- Có thể khẳng định, năng lực quản trị tài chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Về dài hạn, năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng cường bằng cách cắt giảm chi phí, nâng cao tính thanh khoản trong ngắn hạn và dự trù cho các kịch bản suy giảm trong trung hạn.

    5. Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm gì để tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19?

Tư duy và năng lực lãnh đạo đổi mới là các thành tố quan trọng cho sự lớn mạnh và phát triển của Việt Nam trong tương lai, đặc biệt trong thế giới hậu Covid-19, đây là nhận định của một chuyên gia đến từ Đại học RMIT tại Việt Nam.

Chủ nhiệm cấp cao bộ môn quản trị nguồn nhân lực và khởi nghiệp tại Đại học RMIT, TS. Seng Kok chia sẻ rằng Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong việc xây dựng thế hệ lãnh đạo mới và kiến tạo nên đội ngũ lao động có chuyên môn sẵn sàng cho thị trường toàn cầu.

Năng lực của Việt Nam trong việc kiểm soát và đối phó với Covid-19 tạo cơ hội cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, ông nói: “Là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng GDP dương vào năm 2020, Việt Nam đang đứng trước triển vọng tích cực để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế sắp tới và trở thành một cường quốc ở châu Á”.

  1. Kok còn chỉ ra một số điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy phát triển lãnh đạo đổi mới sáng tạo: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 của Việt Nam nhấn mạnh vào giá trị mà đổi mới sáng tạo có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong thế giới hậu Covid. Ưu tiên của chiến lược này là phát triển các kỹ năng và nền tảng kiến thức cho lực lượng lao động theo hướng đổi mới và với tư duy cầu tiến”.

Nhận định của TS. Kok là đổi mới ngày càng được xem là một trong những yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp chuyển từ trạng thái "tồn tại” sang “phát triển".

“Nói cách khác, tư duy đổi mới và khả năng lãnh đạo sáng tạo sẽ là yếu tố then chốt cho tăng trưởng và phát triển trong tương lai”, ông nói.

Từ một báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, nhiều diễn tiến tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới trong các lĩnh vực xuất khẩu, năng lực thu hút đầu tư, cũng như uy tín trong khoa học và công nghệ, TS. Kok nhận định: “Tất cả những điều này sẽ tạo ra môi trường có thể nuôi dưỡng, thúc đẩy và tạo tiền đề cho đổi mới sáng tạo và cho các ý tưởng có thể luân chuyển, được hướng dẫn và nở rộ”.

  1. Kok nhấn mạnh rằng không thể có đổi mới hay sáng tạo nếu như thiếu đi tư duy thách thức hiện trạng và chấp nhận rủi ro, cho dù là trong lĩnh vực kinh doanh, công nghệ hay công tác xóa đói giảm nghèo.

Ông đề xuất một số tư duy đổi mới sáng tạo quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp và lực lượng lao động hiện đại cần cân nhắc để phát triển lãnh đạo đổi mới sáng tạo tương lai:

- Đừng hài lòng với hiện tại mà hãy “đứng ngồi không yên”.

- Không chỉ nói mà hãy sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác.

- Mơ mộng là cần thiết, nhưng bạn cũng cần biết thử nghiệm và phân tích.

- Nhận ra cả tính đa dạng về con người, và sự đa dạng trong các ý tưởng đều là cơ hội.

- Đầu tư vào con người và ý tưởng của họ.

- Tạo hệ sinh thái nơi các ý tưởng có thể nảy sinh.

- Dùng xung đột sáng tạo tích cực làm phương tiện để thúc đẩy các ý tưởng mới.

- Bám sát các xu hướng công nghệ không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai.

                                                                                                                                              Nguồn Internet

Bình luận