Hướng đi nào cho người lao động từ dịch Covid-19?

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến thị trường lao động và việc làm khi tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng chính là lúc để doanh nghiệp, người lao động nhìn lại chính mình để có thể thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Từ 15/4 sẽ xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
BHXH Việt Nam - chuyển hướng phục vụ người dân trong đại dịch Covid-19
Kịp thời hỗ trợ lao động bị mất việc làm do dịch Covid-19
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gia hạn thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian cách ly xã hội
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ tính riêng tại Hà Nội kể từ Tết Nguyên đán cho đến nay đã có 10.000 trường hợp khai báo hưởng bảo hiểm.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động bị ảnh hưởng

                               

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành dịch vụ, du lịch, hàng không... Nhiều doanh nghiệp buộc phải dùng đến phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm vì không có việc làm, không có nguồn thu.

Một hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines bây giờ cũng chỉ tập trung vào vấn đề làm sao để có thể tồn tại vì theo nhận định của hãng hàng không này, từ khi dịch bệnh diễn ra đến nay, có khoảng 20.000 lao động ở cả trong và ngoài nước bị ảnh hưởng.

Trong đó, lao động người nước ngoài là phi công đã phải nghỉ không lương trong khoảng 2 tuần. Người lao động Việt Nam tại nước ngoài nghỉ khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Lãnh đạo cấp cao trong công ty sẽ giảm lương 40%, cấp dưới hơn là 30%, dưới nữa là 20%, nhân viên chưa áp dụng giảm lương nhưng sẽ nghỉ luân phiên để tiến tới giảm lương.

Để vượt qua khó khăn, có những doanh nghiệp phải cắt giảm số lượng nhân viên. Chẳng hạn, chủ một chuỗi nhà hàng hải sản trên địa bàn Hà Nội cho biết, đơn vị phải đưa ra 2 phương án. Một là cắt 50% nhân sự, hai là cắt tổng 50% giờ làm của nhân viên. Khách không có, không đủ tiền để trang trải chi phí nên chuỗi nhà hàng này chọn phương án cắt giảm 50% nhân sự.

Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, qua báo cáo nhanh của 22/63 tỉnh/thành phố, đến gần giữa tháng 2, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh là 1.027 người; chủ yếu rơi vào ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (365 người, chiếm 35,5%) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (106 người, chiếm 10,3%). Số người mất việc làm còn lại rải rác ở một số ngành khác.

Bên cạnh đó, số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 8.773 người, trong đó ngành nông, lâm và thủy sản có 3.227 người (chiếm 36,8%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có 2.252 người (chiếm 25,7%); ngành vận tải, kho bãi có 1.121 người (chiếm 12,8%); ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 665 người (chiếm 7,6%).

Có thể hiện nay chưa xảy ra tình trạng cắt giảm lao động ồ ạt nhưng theo các chuyên gia, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên chưa có gì bảo đảm trong thời gian tới, số người lao động bị mất việc có thể giảm hay nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên.


Cơ hội từ thích ứng

Trước thực tế này, không ít doanh nghiệp, người lao động vẫn bảo đảm được công việc nhờ đẩy mạnh làm việc online. Hay việc giao giao dịch, mua bán giờ đây cũng chủ yếu thông qua nền tảng thương mại điện tử.

Đại diện Công ty cổ phần Appota cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm, công ty đã nhận được hơn 100 đơn đặt hàng yêu cầu cung cấp các giải pháp và nền tảng công nghệ phục vụ việc điểm danh, kiểm tra tiến độ công việc… tất cả đều thực hiện qua máy tính.

Rõ ràng dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề, trong đó các lao động phổ thông và lao động làm việc trực tiếp bị ảnh hưởng không nhỏ. Thách thức này đòi hỏi ngành đào tạo nhân lực phải làm sao đào tạo ra những lao động đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Dự báo dịch Covid-19 cũng khiến nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa tăng mạnh trong thời gian tới. Điều này cho thấy nếu người lao động, doanh nghiệp biết đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin thì có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu của xã hội cũng như tình hình dịch bệnh.

Đại diện chuỗi cửa hàng ẩm thực nhà Bu (Bu's food) cho biết, doanh thu của công ty trong quý I/2020 bất ngờ tăng mạnh đến 30% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ đẩy mạnh bán hàng trực tuyến thông qua các app ẩm thực như Now và Baemin. Trong khi nhiều người đang phải hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động ở những doanh nghiệp trên vẫn có việc làm đều đặn.

Dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết sẽ có khoảng 49% công việc hiện nay sẽ biến mất trong 20 năm tới. Những ngành nghề đang phát triển trong thời điểm hiện tại chưa chắc được lựa chọn trong tương lai. Bởi vậy, có thể thấy dịch Covid-19 chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, người lao động thay đổi suy nghĩ, cách thức làm việc để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

Bình luận